THIẾT KẾ GAME – NGHỀ HOT CỦA NGƯỜI YÊU GAME

Published by:

Bạn rất mê chơi game và có năng khiếu đồ họa? Bạn đã từng nghĩ tới ý tưởng trở thành nhà thiết kế game?

Thiết kế game (game design) được hiểu đơn giản nhất là việc lên những ý tưởng cho game bao gồm viết những bản mô tả về game: game này là game gì, cách chơi ra sao, nhân vật trong game như thế nào,… Những Nhà thiết kế game (game designer), ngoài việc chơi game ra, họ còn phải tìm hiểu đâu là ưu điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, bản thân họ có đủ sức chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn không và chỉnh sửa thế nào?…

Khi đã làm một game designer, thử thách của bạn không chỉ là hiểu biết về game, bạn còn phải có lượng kiến thức khổng lồ về phân tích số liệu thị trường, dữ liệu người chơi, phân tính tâm lý, hành vi, xu hướng người chơi, quy tắc thiết kế, UX (User Experience – trải nghiệm người dùng), … Vì vậy, để làm một game designer, đòi hỏi bạn phải chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học, tự trau dồi thêm các kiến thức cần thiết cho mình.

Công việc chính của Game Designer bao gồm:

  • Thiết kế gameplay (lối chơi) bao gồm game mechanics (đại khái là tất cả các rule và thông số của rule có trong game) và game elements (các thành phần trong game mà ảnh hướng đến gameplay như các nhân vật, vũ khí)
  • Quyết định các yếu tố và những tính năng trong game
  • Thiết kế cấu trúc và nội dung của các level (màn chơi), thiết kế tutorial (hướng dẫn chơi), phần thưởng và điểm số.
  • Với mô hình Freemium nở rộ, một trách nhiệm hết sức quan trọng đó là thiết kế nền kinh tế trong game như mô hình thu tiền, giá tiền vật phẩm, vật phẩm nào xuất hiện trong shop, có bao nhiêu vật phẩm…
  • Viết cốt truyện, kịch bản, mô tả nhân vật, hội thoại và cắt cảnh.
  • Viết, chỉnh sửa và cập nhập game design document (tài liệu về thiết kế game dùng để trao đổi trong nhóm làm game và các đối tượng khác như nhà đầu tư, khách hàng…)
  • Sau khi game đã định hình, game designer sẽ điều chỉnh các thông số game, độ khó, nhịp điệu game cho đúng với mục tiêu đề ra trong game design document.

Làm thế nào để trở thành Game Designer?

  • Học lập trình: Code chính là ngôn ngữ của game và là kĩ năng cơ bản của nghề này, một nhà thiết kế game biết code lúc nào cũng có những ý tưởng hợp lý hơn so với những người không biết. Xa hơn nữa, coding cho phép bạn tạo ra mod và prototypes riêng cho mình.
  • Tham gia Mod team: Có 2 lợi thế rất lớn khi làm việc nhóm. Thứ nhất, tăng cường khả năng làm việc nhóm, giúp bạn biết được thế mạnh, khả năng tiềm ẩn của mình trong tập thể. Thứ 2, thế giới các moder rất rộng lớn và ngày càng phát triển. Một team chuyên mod game thành công sẽ có cơ hội được cộng đồng phát triển game biết đến.
  • Mở rộng hiểu biết của bạn: Hãy viết thật nhiều về hàng nghìn chủ đề khác nhau, về cuộc sống, định mệnh, công lý, sự hi sinh…. Việc này sẽ giúp bạn tăng khả năng viết của mình rất nhiều và giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm khai thác chủ đề, dàn ý và viết sao cho ai cũng có thể hiểu.
  • Làm việc với AI và interface: Có 2 khu vực của bộ phận phát triển game không đòi hỏi kinh nghiệm trong việc “phát triển game” thực thụ: AI và interface. Bởi vì AI, giữ nhiệm vụ điều khiển những NPC trong thế giới game chiếm một phần rất lớn trong gameplay, bạn không thể thiết kế AI nếu chẳng biết gì về cuộc sống thực. Còn Interface chính là phương tiện giao tiếp với người chơi, và thiết kế interface chính là thiết kế game.
  • Thiết kế một bản mở rộng (Expansion Pack): Một game nào đó khi ra đời đến lúc nào đó đạt đến giới hạn của nó, người chơicó chơi mãi rồi cũng sẽ khám phá hết, rồi họ chuyển sang chơi game khác nếu nhà phát triển game không tạo ra thứ gì đó tiếp theo để họ khám phá. Các bản mở rộng là cơ hội tốt cho bạn chứng tỏ đam mê của mình trong việc trở thành nhà thiết kế.
  • Tập trung vào những phản hồi: Một trong những kĩ năng phát triển game khác đó là lắng nghe những phản hồi từ người dùng. Nếu bạn không lắng nghe chính người tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm bạn làm ra chẳng khác nào thứ vất đi. Hãy tự ép chính mình trong việc kiểm tra đối chiếu các phản hồi từ người chơi, từ đó cải tiến sản phẩm.

(Theo Designs.vn – Scarlee và Lamgame.vn)