VIỆT NAM LÀ QUỐC GIA CÓ TỶ LỆ SINH LỜI TỪ ĐẦU TƯ NGÀNH GAME CAO NHẤT TOÀN CẦU

Published by:

Điều này có nghĩa là việc đầu tư vào tiếp thị quảng cáo và tài trợ có thể mang lại ROI tốt nhất ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam.

Gần một nửa dân số chơi game, chi phí quảng cáo thấp, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sinh lời từ đầu tư ngành game cao nhất toàn cầu

Gần một nửa dân số chơi game, chi phí quảng cáo thấp

Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đang là thị trường tạo ra doanh thu ngành game toàn cầu. Các thị trường lớn nhất có thể kể đến gồm:

– Trung Quốc, với doanh thu khoảng 32 tỷ USD năm 2017 và 38 tỷ USD trong 2018.

– Nhật Bản, tăng lên khoảng 19 tỷ USD.

– Hàn Quốc, 4 tỷ USD.

Các thị trường nhỏ hơn như Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ (ở mức xấp xỉ 1 tỷ USD doanh thu hàng năm), Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines (gần nửa tỷ USD).

Ở hầu hết các nước thì số game thủ nam đều đông hơn game thủ nữ và nằm trong nhóm tuổi từ 21 đến 35 tuổi.

Khu vực châu Á Thái Bình Dương đã thống trị thị trường game điện tử toàn cầu trong nhiều năm nay. Đây là thị trường cực kỳ hấp dẫn cho người chơi, nhà phát triển, cũng như phát hành game.

Theo một nghiên cứu tại 40 nước, được thực hiện bởi Appsflyer cho thấy: Ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, số lượng tải ứng dụng “không tự nhiên” (tức là người dùng không chủ ý tìm kiếm) tăng lên 37% trong năm 2017, tức là cao hơn 61% so với trung bình toàn cầu. Điều này có nghĩa là game thủ các nước này có phản ứng tích cực với tiếp thị và quảng cáo của những ứng dụng này.

Những quốc gia này cũng có lượng người xem hấp dẫn nhất với lợi nhuận trên chi phí quảng cáo cao hơn mức trung bình toàn cầu khoảng 50%.

Tại Nhật Bản, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng ứng dụng game cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu: 4,5 USD trên Android và 4,8 USD trên iOS so với toàn cầu là 2 USD). Ở Đài Loan, con số này là 3,7 USD trên Android và 4,1 USD trên iOS.

Điều này có nghĩa là việc đầu tư vào tiếp thị quảng cáo và tài trợ có thể mang lại ROI tốt nhất ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam.

Gần một nửa dân số chơi game, chi phí quảng cáo thấp, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sinh lời từ đầu tư ngành game cao nhất toàn cầu - Ảnh 1.

Việt Nam hiện là nước có lợi tức đầu tư (ROI) cao nhất toàn cầu, có lẽ một phần liên quan đến chi phí truyền thông thấp.

Esports ở châu Á

Đông Nam Á hiện đang là khu vực phát triển eSports nhanh nhất. Có gần 10 triệu người đam mê eSports trong đó 2,8 triệu người ở Việt Nam và 2 triệu người ở Indonesia. Con số này dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019.

Điều này một phần bởi eSports đã được chấp nhận là một môn thi đấu tại Asian Games 2018 và hy vọng sẽ được đưa vào Thế vận hội 2022.

Các học viện dạy chiến lược và kỹ thuật đang được thiết lập tại Malaysia và Singapore. Trong khi Hàn Quốc đang được coi là trung tâm của eSports ở châu Á, nơi có các đội và cơ sở hạ tầng đào tạo tốt nhất. Số lượng các giải đấu đang tăng chóng mặt ở khu vực này và các game thủ cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc nhiều đối tượng hơn.

Giá trị kinh tế của eSports cũng đang được công nhận. Ví dụ SEA ở Singapore đang sở hữu nền tảng game Garena cùng với nền tảng tài chính Airpay. Nó giúp kết hợp người dùng của 2 công ty lại bằng cách cho phép thanh toán số để giải trí. Công ty này cũng đang có sự hậu thuẫn của Tencent và được cấp phép sử dụng các trò chơi của Tencent cho thị trường Đông Nam Á. Do vậy hiện nay SEA đang là công ty thương mại điện tử và game lớn nhất Singapore.

Tình hình thị trường game ở một số nước châu Á

1. Trung Quốc

Số lượng game thủ ở Trung Quốc cực lớn. Đất nước này chiếm khoảng 28% tổng doanh thu game toàn cầu trong năm 2018. 61% số đó đến từ di động và dự kiến sẽ tăng lên 70% vào năm 2020. Cùng với đó thì các game thủ cũng ngày càng chịu chi hơn. Nhưng đến gần đây thì chi tiêu trung bình của game thủ trả tiền ở Trung Quốc vẫn chưa bằng một nửa ở Mỹ.

Tencent hiện đang dẫn đầu thị trường ở Trung Quốc với trên 50% thị phần doanh thu trò chơi trên PC và di động.

2. Hàn Quốc

Hàn Quốc được biết đến là quốc gia bị ám ảnh với game và cũng được biết đến là nơi sản sinh ra eSports. Điều này có lẽ nhờ quyết định của Chính phủ vào những năm 90s khi đầu tư vào công nghệ và đặc biệt là Internet. Hiện nay khoảng hơn 47 triệu trong 51 triệu dân số hoạt động trực tuyến, tức là gần 93%.

Chính phủ cũng đang tiếp tục hỗ trợ. Ví dụ, Chính phủ hợp tác cùng với nhà phát triển game Blizzard dẫn đến các giải đấu và cuộc thi xung quanh game Starcraft. Các game thủ chuyên nghiệp trở thành những người nổi tiếng, rất nhiều người nhận được tài trợ lớn và được chi trả cả sinh hoạt phí.

Gần một nửa dân số của quốc gia này đang chơi game, tức là 25,6 triệu. Khoảng 75% trong số đó là nam giới. Ở các nơi khác, mọi người thường có xu hướng chơi game ở nhà. Nhưng tại Hàn Quốc, các câu lạc bộ (CLB) chơi game hay “PCBang” hiện rất phổ biến. Có khoảng 40,000 địa điểm như vậy ở Hàn Quốc. Chúng là một phần của các CLB xã hội, quán cà phê Internet và cả địa điển chơi game. Hiện cũng có khá nhiều báo cáo về tình hình nghiện game ở Hàn Quốc.

Hình thức chơi game phổ biến ở đây là các trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Đây là các trò chơi có lượt tải cao với doanh thu trung bình trên mỗi người dùng khoảng 5,27 USD so với ARPU toàn cầu là khoảng 3 USD.

3. Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường game lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Điều này nhờ vào thực tế là hơn 93% dân số là người dùng Internet. Thị trường game di động ở đâu có kích thước tương đương với Hoa Kỳ, với khoảng 1/3 số lượng game thủ. Game thủ Nhật Bản cũng là những người chịu chi nhất. Trung bình mỗi người sẽ chi tiêu cao gấp 1,5 lần game thủ Bắc Mỹ và 2,5 lần so với game thủ ở Tây Âu.

Bởi luật pháp thắt chặt quy định về tiền thưởng nên eSports ở Nhật Bản đã giảm so với các quốc gia châu Á khác. Liên minh eSports Nhật Bản là cơ quan quản lý mới, sát nhập 3 hiệp hội eSports trước đó. Cơ quan này giúp thị trường eSports Nhật Bản vượt qua thách thức về pháp lý và giúp vận động viên đạt trạng thái tốt nhất.

4. Singapore

Có khoảng 500.000 game thủ ở Singapore và con số này còn tăng thêm. Các game cũng như eSports được sử dụng như một cách để thu hút giới trẻ ở Singapore. Một giải đấu eSports kết hợp lễ hội âm nhạc được Hội đồng thanh niên quốc gia tổ chức. Một học viện eSports cũng được thành lập để dạy chiến lược và kỹ thuật cho các game thủ

5. Thái Lan

Thái Lan có khoảng 18 triệu game thủ vào năm 2017 với số lượng từ 2 giới gần như cân bằng. Doanh thu từ game gần đạt 600 triệu USD.

6. Indonesia

Indonesia là thị trường lớn thứ 2 Đông Nam Á. Nó đóng góp khoảng 2% GDP nước này. Các trò chơi hiện đang được hỗ trợ mạnh mẽ nhằm một phần phản ánh văn hóa của Indonesia trong game. Tỷ lệ truy cập Internet ở nước này tương đối thấp, ở mức 53%.

7. Philippines

Các quán Internet đang là cơ sở cho sự phát triển game và eSports ở Philippines. Ở một quốc gia còn nghèo đói thì những cửa tiệm này sẽ giúp game thủ tiếp cận trò chơi chỉ với vài xu và không cần đầu tư thiết bị. Tuy nhiên, tốc độ đường truyền thấp vẫn là rào cản lớn cho sự phát triển môn thể thao này

8. Việt Nam

Ở Việt Nam, các công ty phát hành game điện tử là những nhà tuyển dụng lớn trong ngành game, thu hút được nhiều các kỹ sư, nghệ sĩ trẻ năng động trong nước. Số lượng game thủ tăng trưởng từ 13 triệu vào năm 2013 và tăng lên gần 40 triệu vào năm 2017.

Theo Mai Phương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/MED

Nguồn: CafeBiz