Tôi nói gì khi nói về nghệ thuật?
GEMS số này mời bạn thắt chặt ghế để cùng lượn con tàu cao tốc khám phá những mảng màu cá tính về nghề và người của chị Kiyono Komatsuzaki
Kiyono Komatsuzaki hẳn không còn là một cái tên xa lạ đối với các bạn Designer tại GNT Studio, luôn xuất hiện với một phong cách thoải mái và gương mặt tươi tắn, chị được mọi người thân mật gọi “Ko-san” hoặc ”chị Ko”. Chị là một người rất thận trọng và tỉ mỉ trong công việc, luôn truyền đạt rõ ràng trong các dự án bản thân phụ trách. Chị cũng là người không ngần ngại mang hơi thở công nghệ vào các sản phẩm thiết kế.
Hãy cùng trò chuyện nhiều hơn với chị Ko qua bài phỏng vấn dưới đây nhé!
10 năm trước đây – chị nhớ mình đã đam mê điều gì không?
Thật khó để trả lời câu hỏi này. Tôi đã muốn làm rất nhiều điều trong quá khứ, tuổi trẻ ai cũng có lắm ước mơ, hoài bão. Ngay cả bây giờ tôi cũng vẫn “bề bộn” với tất cả những việc mà mình muốn làm.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được điều mình mong muốn, hãy thử đối thoại với bản thân. Bạn luôn cần phải hỏi điều mình thực sự mong muốn, điều gì sẽ làm cho bạn hạnh phúc.
Bạn nói chuyện, bạn giao tiếp với rất nhiều người, với xã hội xung quanh bạn, nhưng tôi nghĩ việc giao cảm với thế giới bên trong của riêng bạn cũng rất quan trọng, nó giúp bạn định hướng con đường bạn muốn đi.
Chị có nghĩ “may mắn” đóng vai trò quan trọng trong sự thành công ngày hôm nay của mình không ?
Có! Tôi nghĩ mình thật may mắn khi hiện tại được làm công việc mình yêu thích.
Trên con đường trải nghiệm suốt tuổi trẻ, may mắn đã giúp tôi có một “cuộc chạm trán tuyệt vời” với đam mê thiết kế và nghệ thuật. Tôi đã đón nhận nó bằng tất cả các xúc giác của mình, tôi nuôi lớn nó mỗi ngày, để niềm đam mê mãnh liệt đó cổ vũ bản thân tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn và thử thách.
Những bài học quý giá nào đưa chị đến hôm nay?
Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã làm qua rất nhiều vị trí, tất cả những gì bạn từng làm đều giúp bạn học hỏi và có được những kiến thức nhất định về mọi lĩnh vực không nhất thiết phải luôn là kĩ năng chuyên môn.
Nhưng có hai bài học thực sự rất quý giá và đáng nhớ đối với sự nghiệp của tôi.
Một là, khi tôi làm về mảng sản xuất các ấn phẩm quảng cáo, quay TVC, thiết kế các quảng cáo sử dụng trên tàu điện ngầm, trên tạp chí… Nó giúp tôi học được cách phân tích suy nghĩ của khách hàng, nắm bắt được những điều họ mong muốn và truyền tải trong thiết kế của mình, vì suy cho cùng những sản phẩm quảng cáo luôn là để giúp bạn quảng bá, “bán” một sản phẩm, một dịch vụ nào đó, nên nếu bạn không thể hiểu được bản chất của sản phẩm, dịch vụ đó hay thông điệp mà khách hàng muốn gửi đến người tiêu dùng thì thiết kế của bạn không thể nào “đúng” được. Kỹ năng này về sau là một trong những kỹ năng thực sự rất quan trọng đối với công việc của tôi. Ngoài ra khi làm trong lĩnh vực này tôi cũng biết thêm cách sắp xếp một lịch trình sản xuất hợp lí và hiệu quả nhất.
Hai là, bài học về nghiên cứu màu sắc. Trong ngành công nghiệp sáng tạo này thì, màu sắc là một trong những yếu tố luôn được coi trọng, màu sắc đôi khi là cái gặp gỡ đầu tiên của người nhìn với một sản phẩm nghệ thuật. Nhiều người lầm tưởng những người làm sáng tạo, “chơi màu” theo cảm tính và sở thích của bản thân họ, nhưng thực chất màu sắc không khác gì một bộ môn “khoa học” nó có những nguyên tắc cơ bản và cả những kiến thức chuyên sâu. Bạn càng nghiên cứu nhiều bạn càng biết nhiều hơn, càng thấy được nhiều hơn, và những bài học chuyên môn đã giúp tôi taọ nên những “bản kế hoạch về màu sắc” chuẩn xác, linh hoạt, phù hợp nhất với các sản phẩm của tôi.
Đặc điểm chung chị nhận thấy những người làm trong ngành sáng tạo đều có là gì?
_Yêu cái đẹp
_ Hoàn thành công việc một cách linh hoạt
_ Không sợ trải nghiệm những thách thức mới.
Chị sẽ làm gì để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng?
Tôi đọc sách, nghe nhạc và làm một chuyến du lịch.
Chị giữ “lửa sáng tạo”của mình bằng cách nào sau 10 năm?
Không dễ để làm điều này, riêng bản thân mình, tôi không nghĩ là tôi cần tái tạo lại hay giữ lửa đối với nghề thiết kế, vì nếu sau 10 năm mà bản thân vẫn cần phải cần lí do để có thể tiếp tục sáng tạo thì có lẽ tôi đã bị chính ngành nghề luôn đòi hỏi sự đổi mới liên tục này sớm đào thải.
Thử thách lớn nhất của chị trong công việc hiện tại là gì?
Tiếp nhận những kiến thức mới trong công nghệ một cách cảm xúc.
Chị sẽ đương đầu với những thách thức đó như thế nào?
Tra cứu một cách kỹ càng
Dành ra thời gian để thảo luận với các đồng sự
Giải quyết nhanh chóng
Và hoàn thành công việc bằng mọi giá
Một số dự án về game của chị Ko tại GNT:
Chị có nghĩ rằng Trend (xu hướng) thì đến và đi rất nhanh không? Chị có nghĩ mình phụ thuộc vào xu hướng ?
Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ “đương đầu” với một câu hỏi… “Mình nên đi theo trào lưu ”, đặc biệt là ngành thiết kế. Điều này xảy ra bởi vì khi ta làm việc, sẽ có rất nhiều lựa chọn để phải cân nhắc. Tôi nghĩ dù là bán sản phẩm sáng tạo hay thiết kế nghệ thuật đều cần nắm bắt xu hướng kết hợp của với khả năng bản thân.
Người trẻ ngày nay có khác gì so với thời của chị?
Khác biệt lớn nhất có thể là tôi uống rất nhiều rượu so với thanh niên bây giờ (Cười lớn).
Lời khuyên của chị dành cho các bạn làm sáng tạo là gì?
Thưởng thức cái đẹp, tìm ra điều gì đó tạo cảm hứng cho bản thân. Trang trí phòng với hoa tươi và tranh vẽ (nó sẽ giúp ích nhiều cho tinh thần của bạn), đi du lịch và trải nghiệm những điều mới mẻ.
Nếu không phải là một Giám đốc Nghệ thuật, chị sẽ làm gì?
Có lẽ tôi sẽ trở thành một Account Manager chăng?
Tôi sẽ đi bán các sản phẩm quảng cáo.
Về cuộc gặp gỡ với GNT và thời điểm chị bắt đầu làm việc tại đây?
Đó là một câu chuyện thú vị đã xảy ra cách đây nhiều năm rồi, tôi sẽ kể vào một dịp khác nhé.
Design: Le.Ho.An
Writer: Jac Nguyenx
Theo GNT Media