Bạn sẽ cần 17h bay để tới ga Los Angeles của Mỹ
Bạn sẽ cần rất nhiều thủ tục và công sức để có thể đặt chân đến xứ cờ hoa
Nhưng tại GNT thì khác…
Tháng 4/2019, Napster – Rhapsody International Inc. và GNT đã công bố quan hệ đối tác chiến lược và đã mở ra một chương mới đầy ý nghĩa cho thị trường nhạc số vốn đang rất sôi động tại Việt Nam nói riêng và Châu Á Nói chung.
Trò chuyện cùng những “kỵ binh” của Napster tại đây và khám phá một “văn hoá công sở” rất khác.
Về Napster
Rhapsody vận hành nền tảng Powered by Napster ở 34 quốc gia và dịch vụ đăng ký cao cấp cho hàng triệu người tiêu dùng truy cập không giới hạn quảng cáo vào âm nhạc trên mọi thiết bị – trực tuyến hoặc ngoại tuyến, tập trung chủ yếu vào B2B.
Âm nhạc là tình yêu của nhiều người. Với Vi cũng vậy, chị là một trong những thành viên đầu tiên của Napster. Vi bảo: ”Chị thích nghe nhạc lắm, từ tây tới ta, nên thấy tin Napster đăng tuyển trên mạng xã hội, phải ứng tuyển liền.” Được làm việc cho một công ty lớn của Mỹ tại Việt Nam quả thật là cơ hội lớn.
Chị Vi cùng team sẽ giao tiếp tiếng Anh mỗi ngày trong những buổi meeting với khách hàng, nên vốn ngôn ngữ trong công việc của mỗi người tăng lên đáng kể, quy trình của họ rất rõ ràng và chuyên nghiệp. Vi tự hào vì chị có thể tự xây dựng đội ngũ Quality Assurance từ những bước đầu tiên.
Team và quy trình làm việc
Team làm việc trực tiếp với văn phòng chủ quản của Napster tại Seattle, Hoa Kỳ. Tuy nhiên khi làm việc với những khách hàng Mỹ, vấn đề trái múi giờ đôi lúc cũng có chút bất tiện, ví dụ các vấn đề xảy ra trong ngày thì có khi đến tối hoặc sáng hôm sau mới giải quyết được. Nên team cần tranh thủ thời gian và những tasks còn tồn đọng để hỏi trong buổi sáng.
“Chuẩn bị tốt tài liệu, câu hỏi và kế hoạch kiểm tra là điều thiết yếu”
Chị Vi khẳng định
QA Department ở Mỹ của Napster rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, chị Vi cho biết không chỉ viết automation tốt hay test tốt là đủ, bạn còn cần tìm cách optimize (tối ưu hoá) nhất có thể. Khách hàng sẽ review kỹ những report công việc của bạn, nếu chưa đáp ứng yêu cầu thì phải làm lại, thậm chí là rất nhiều lần.
Một case đáng nhớ đối với chị là khi QA ở Mỹ thì nói 1 đằng, Developer thì trình bày theo hướng khác, bản thân chị không thể phân định đúng sai nên đã mời cả hai người họ vào chung một group và yêu cầu thảo luận trực tiếp với nhau để có hướng làm việc hợp lý. Động thái này làm Napster rất hài lòng và đánh giá cao tốc độ cũng như kỹ năng của team Việt Nam.
Cần chuẩn bị gì khi muốn làm với người Mỹ
Bạn phải luôn chủ động, luôn nghiên cứu, không ngại hỏi hoặc đề xuất giải pháp khi cần thiết. Với các khách hàng Âu Mỹ, quy trình làm việc chuẩn hoá của họ tạo nên một vòng khép kín, đòi hỏi bạn cần thực sự nỗ lực để nâng cao khả năng nếu không muốn bị đào thải, thay thế.
Bạn Jessica – Controller của team cho biết thêm: Napster thực ra đã có mặt trên thế giới từ lâu (hiện diện trên 33 nước nhưng hầu hết là ở Châu Mỹ, Châu Âu và Mỹ Latinh).
Lần kết hợp này của Napster và GNT là thử thách, nhưng cũng là cơ hội rất lớn để Châu Á (sắp tới là cả Việt Nam) được tiếp cận với dòng high-resolution music (loại nhạc cao cấp và cho chất lượng tâm thanh tốt nhất). Nổi bật hơn hết là công nghệ Earprint được tích hợp vào trong app Napster. Khi người dùng làm bài test để đo lường thói quen của tai khi sử dụng một loại tai nghe cụ thể, sau đó app sẽ phân tích và cho ra chất lượng âm thanh phát ra từ tai nghe đó tốt hơn hẳn. Cụ thể với Earprint, người dùng sẽ nghe được âm thanh chất lượng cao rõ rệt mà chẳng cần nâng cấp lên thiết bị headphone đắt tiền.
Ngoài việc được làm việc với đội ngũ năng động, chuyên nghiệp thì thành viên trong team cũng được học hỏi rất nhiều về kỹ năng chuyên môn về công nghệ – xu hướng của thế giới, quản lý cũng như trau dồi thế mạnh của bản thân về ngôn ngữ và giao tiếp, mở rộng cơ hội làm việc với các đối tác của Napster trong khu vực.
Đội ngũ Napster U.S. rất dày dạn kinh nghiệm về hệ thống, họ hỗ trợ cực kỳ nhiệt tình khiến team Việt Nam càng có động lực cố gắng hết sức để hiểu rõ công việc cần làm đồng thời tự trau dồi kiến thức. Đây là phong cách làm việc win-win mà môi trường nào cũng rất cần.
Hẹn gặp lại trong GEMS số tháng 9.
Theo GNT Media