SỬ DỤNG AWS FREE TIER MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Published by:

Với sự phát triển mạnh mẽ của Cloud Services hiện nay, nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm những dịch vụ liên quan của người dùng là vô cùng lớn và “gã khổng lồ” Amazon đã lập tức tận dụng cơ hội này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của Cloud Services hiện nay, nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm những dịch vụ liên quan của người dùng là vô cùng lớn. Nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực này, Amazon – một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Services lớn nhất thế giới đã cho phép mọi tài khoản được sử dụng miễn phí Amazon Web Service (AWS) trong 12 tháng đầu tiên với những giới hạn cụ thể.

Tuy nhiên, nhiều bạn bị phát sinh những chi phí ngoài dự tính vì thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm đến những điều khoản trong quá trình sử dụng.

Bài viết này sẽ phần nào đó giúp các bạn hiểu và sử dụng AWS Free Tier một cách hiệu quả với mức chi phí hợp lý hơn.

AWS Free Tier là gì? Và đâu là giới hạn của gói dịch vụ này?

AWS Free Tier

AWS Free Tier là gói ưu đãi dành cho mọi tài khoản AWS mới được khởi tạo, đem đến cho khách hàng khả năng truy cập và dùng thử các dịch vụ của AWS từ miễn phí cho đến những dịch vụ giới hạn “trong phạm vi cho phép” bao gồm:

12 tháng miễn phí: Các ưu đãi Free Tier này chỉ áp dụng cho khách hàng AWS mới và có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày bạn đăng ký AWS. Khi hết 12 tháng sử dụng miễn phí hoặc dung lượng sử dụng cho ứng dụng của bạn vượt quá các giới hạn, bạn chỉ phải trả mức phí dịch vụ đã sử dụng, tiêu chuẩn.

Luôn miễn phí: Các ưu đãi Free Tier này không tự động hết hạn sau khi kết thúc thời hạn 12 tháng của Bậc miễn phí của AWS nhưng cả khách hàng hiện có và mới của AWS đều có thể sử dụng không giới hạn ưu đãi này.

Bản dùng thử: Các ưu đãi bậc miễn phí này là các ưu đãi bản dùng thử ngắn hạn bắt đầu từ thời điểm sử dụng lần đầu tiên. Sau khi hết khoảng thời gian dùng thử, bạn chỉ phải trả mức phí dịch vụ tiêu chuẩn, theo mức sử dụng.

Để tránh phát sinh cước phí không cần thiết, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số tips sau:

Một Billing Alarm được thiết lập đúng lúc sẽ cứu rỗi tài khoản của bạn

Việc đầu tiên các bạn cần làm sau khi tạo xong tài khoản AWS dứt khoát không phải là tạo ngay một instance EC2 mới hay vọc vạch các tính năng hay ho, mà là thiết lập ngay một Billing Alarm cho tài khoản của bạn.

Chi tiết về thiết lập Billing Alarm các bạn có thể tham khảo tại đây.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, và việc thiết lập một Billing Alarm sẽ đỡ mất thời gian hơn nhiều là khóc lóc than trời với hóa đơn cuối tháng với hàng tá cước phí phát sinh mà bạn nhận được.

Những dịch vụ nằm trong Free Tier

Ở đây mình chỉ nhắc đến các dịch vụ chính mà các bạn mới đăng ký hay dùng để tránh sai sót thôi nhé 🙂

Amazon Elastic Compute Cloud (EC2)


AWS EC2 không chỉ tính phí chạy instance mà còn tính phí cả những phần mềm cài sẵn trên đó theo dạng trả theo giờ

Điều đầu tiên cần ghi nhớ là AWS cho bạn 750 giờ – tương ứng với 1 tháng chạy liên tục 1 instance t2.micro (lưu ý là chỉ size t2.micro, nếu các bạn dùng bất cứ size hay family nào khác, bạn sẽ được AWS charge phí đó nhé :). EC2 tính thời gian chạy instance EC2 của bạn theo đơn vị 1 giờ. Bạn chạy 15 phút hay 60 phút thì đều được tính giá như nhau. Vậy nên nhiều khi cách tiết kiệm tốt nhất là cứ để instance chạy toàn thời gian thay vì bạn cứ thủ công stop/start instance liên tùng tục.

Điều thứ hai là AWS EC2 không chỉ tính phí chạy instance mà còn tính phí cả những phần mềm cài sẵn trên đó theo dạng trả theo giờ. Vì vậy trước khi chọn AMI cho instance của bạn hãy để ý xem có chữ “Free tier eligible” nằm đâu đó xung quanh không. Đặc biệt là với các instance chạy Windows Server nhé.

Thêm vào đó, AWS cung cấp cho bạn 30GB Amazon Elastic Block Store (EBS) để làm bộ nhớ cho các instance EC2 của bạn. Và bạn sẽ bị giới hạn ở 2 loại bộ nhớ đó là General Purpose và Magentic. Lưu ý 30GB nói trên sẽ được tính tổng trên tất cả các ổ đĩa của toàn bộ các volume EBS của bạn.

Ví dụ: Bạn có 5 Instances EC2 trong đó chỉ có 1 instance đang chạy, mỗi instance gắn với 1 volume 10GB Ebs tương đương với 50GB EBS cho cả 5 instances. Nếu để như vậy đến cuối tháng thì bạn sẽ không bị tính tiền EC2, nhưng bạn sẽ bị tính tiền cho phần lưu lượng 20GB vượt quá của EBS. Vì thế bạn nên quản lý các EBS volumes của mình một cách thật rõ ràng. Với những volumes không còn nhu cầu sử dụng nữa , bạn nên xóa những volumes đó để tránh những chi phí phát sinh không cần thiết.

  • Elastic IP cũng là một trong những điểm nên lưu ý. Đặc điểm của Elastic IP đó là nếu bạn dùng thì bạn sẽ KHÔNG phải trả tiền cho nó, và ngược lại.

Ví dụ đơn giản: Khi cấp phát (allocate) và associate một Elastic IP với 1 instance EC2 hoặc với một NAT gateway nào đó, bạn sẽ được miễn phí phí sử dụng, còn nếu cấp phát (allocate) một địa chỉ Elastic IP mà không sử dụng nó thì Amazon sẽ tính tiền cho sự lãng phí này của bạn. Vì thế nên bạn nếu thấy bị tính tiền mặc dù đã tắt tết EC2 instance thì tốt nhất là nên kiểm tra ở mục Elastic IPs xem có cái nào đang bòn rút tài khoản của bạn hay không nhé (1 địa chỉ Elastic IP không sử dụng sẽ tiêu tốn của bạn 3.66$ một tháng đó nhé :).

Amazon S3

Kết quả hình ảnh cho Amazon S3
S3 không có quá nhiều điểm lắt léo như EC2 để mà chúng ta phải quá lo lắng.

Free tier cho phép bạn dùng đến 5GB S3 storage và 2000 put requests và 20000 get requests, kèm với đó là dung lượng transfer không quá 15GB mỗi tháng. Put request bao gồm các request update và tạo mới các object, get sẽ là request để download object. Một điều nữa bạn nên lưu tâm là nếu bạn bật tính năng cross region trên S3 lên thì bạn sẽ bị tính gấp đôi dung lượng của bucket. Đơn giản chỉ vậy thôi, S3 không có quá nhiều điểm lắt léo như EC2 để mà chúng ta phải quá lo lắng.

Amazon Relational Database Service (RDS)

RDS khá tương tự với EC2 khi free tier

RDS khá tương tự với EC2 khi free tier sẽ giới hạn bạn về performance của instance và hệ cơ sở dữ liệu nằm trên đó. Với free tier chúng ta có những thứ sau


AWS EC2 không chỉ tính phí chạy instance mà còn tính phí cả những phần mềm cài sẵn trên đó theo dạng trả theo giờ instance.

Các hệ cơ sở dữ liệu: MySQL, PostgreSQL, MariaDB Community Edition và một số phiên bản của Oracle và SQL Server. Nhớ để ý chữ “Free Tier Eligible” là bạn sẽ ổn thôi.

2 loại bộ nhớ lưu trữ cho phép là General SSD và Magnetic.

Trên đây là một số tips nho nhỏ mình rút ra được trong quá trình sử dụng AWS, hy vọng bài viết sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn sử dụng AWS một cách hiệu quả!

Theo GNT Dép Ộp