NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN TRONG MẮT NGƯỜI NHẬT BẢN

Published by:

Tôi muốn giới thiệu đến mọi người một số yếu tố tô điểm thêm cho ngày Tết mà đối với người Nhật sẽ có đôi chút kì lạ.

Ngày Tết, trong nhà hay ngoài phố đều sẽ được trang trí bằng hoa vàng, hoa đỏ. Trước đây người ta chủ yếu trang trí bằng hoa đào, hoa mai hoặc hoa cúc nhưng dạo gần đây thì những loại hoa như hoa mào gà, hoa trạng nguyên cũng được trang trí góp phần tô thêm sắc đỏ. Bắt gặp hoa trạng nguyên (mùa giáng sinh) muộn như thế này ta thấy có gì đó kỳ lạ, nhưng khi kết hợp nó với loại hoa tượng trưng cho năm mới – hoa đào (tiết xuân sớm) thì đó lại là chuyện khá bình thường.

Ở một khía cạnh khác thì sắc vàng cũng phong phú không kém, đem lại cảm giác đại diện cho nhiều mùa . Bên cạnh hoa mai vàng (tiết xuân sớm) và hoa cúc (mùa thu) , hoa hướng dương (mùa hạ) cũng là loại hoa thường được dùng trong trang trí ngày Tết. Hoa cẩm chướng vàng hay hoa vạn thọ cũng là một trong những sắc tố “rất Tết” không kém. Ngoài ra, quýt và tắc (mùa đông) cũng là hai loại cây thường được trưng bày. Chung quy, có lẽ là do màu vàng dễ dàng khiến ta liên tưởng đến màu của vàng bạc và tài lộc phải không các bạn nhỉ?

Ở Hồ Chí Minh thường lệ cứ mỗi năm khi dịp Tết đến xuân về là lại có nhiều chợ hoa được dựng lên, ta có thể bắt gặp quang cảnh mà người ngoại quốc nào cũng lấy làm lạ như những dãy cúc vàng hay hoa hướng dương được trải dài.

Ngó qua phần ẩm thực thì chúng ta cũng có thể thấy và nếm những hương sắc khá lạ miệng mang đầy tính chất của mùa. Là vì đối với Tết, thứ không thể nào thiếu được đó chính là dưa hấu và quýt. Ở Việt Nam thì dù dưa hấu và trái cây họ cam quýt có thể thu hoạch được quanh năm, thế nhưng ở thời điểm trước Tết thì những trái cây có màu cam như quýt cũng rất được mọi người ưa chuộng như ở Nhật Bản vậy, nó góp phần tô đậm thêm bầu không khí ngày Tết.

Ngoài ra, ở Việt Nam việc năm nay không phải năm của “con lợn rừng” mà là năm của “con lợn nhà”, cho nên cách trang trí khắp phố phường cũng xoay quanh linh vật này. Khi nhìn hình ảnh này thì chắc là không có người Nhật Bản nào liên tưởng đến đây là “Tết Nguyên Đán của năm 2019” đâu nhỉ?

Người Nhật Bản thì hay nói “Obon và Tết mà đến cùng lúc thì…” (hai kỳ lễ lớn mà mọi người đều chờ đón đều tới chung một lúc thì …) , nhờ vào những yếu tố tô điểm vừa điểm qua, góp phần đưa cả bốn mùa trong một năm – Xuân Hạ Thu Đông về với nhau nên đây là dịp vô cùng quý giá. Phải chăng ta có thể nói rằng : “Nét hấp dẫn của Tết ở Việt Nam là nhờ vào không khí tụ họp nhiều mùa, kỳ lạ đó mà thành”.

                                                                                                                                                                   Biên dịch: Thiện và Trâm